Tranh cãi giảm tiền cước khi đứt cáp Internet - Bạn nghĩ gì khi phải đóng cước Internet đầy đủ dù tốc độ mạng "rùa bò"?
Người sử dụng đòi quyền lợi vì đứng trên quan điểm "tốc độ Internet" nhận được, trong khi nhà mạng bào chữa khi dựa vào "độ rộng băng thông".
Sự cố hy hữu bốn trên tổng số năm tuyến Internet cáp quang vào Việt Nam bị đứt cùng lúc đang một lần nữa làm bùng lên tranh cãi về chất lượng đường truyền và quyền lợi của người sử dụng. Chưa nói đúng sai thế nào, nhưng qua các tranh luận có thể thấy một bộ phận khá lớn người dùng Internet vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong việc hiểu rõ những quyền lợi của mình.
Thực tế, nhà mạng đang cung cấp cho bạn cái gì? Đó chính là băng thông ("bandwidth" - dịch đúng nghĩa đen của từ này là "độ rộng dải băng"). Để dễ hình dùng, các bạn có thể hiểu nôm na giống như đường ống cấp nước: người ta cung cấp cho bạn ống nước phi 50, 80, 300... theo nhu cầu và khả năng đóng tiền của bạn.
Ở đây, cần hiểu khái niệm "thuê bao", nghĩa là bạn trả tiền cho một gói cước (bao) để thuê "đường ống" kết nối với "bể nước" internet thế giới. Với internet cáp quang, mỗi tháng bạn đóng một khoản tiền cố định để có thể kết nối với mạng thế giới, còn lại, bạn dùng dung lượng bao nhiêu GB là tùy theo nhu cầu của bản thân (không bị tính phí trên khối lượng thông tin truyền tải).
Nhưng cũng có người sẽ nói: "Cấp nước thì người ta thu tiền bạn dựa trên khối nước sử dụng chứ". Điều đó đúng, cái này cũng có thể hiểu là ví dụ của đường truyền mạng 4G: bạn mua theo dung lượng gói (ví dụ gói cước 3GB một tháng có giá 70 ngàn đồng, hết dung lượng bạn sẽ dừng truy cập). Và cũng chính vì tính theo dung lượng nên giá bạn trả sẽ cao hơn (trên một đơn vị khối lượng), song cũng sẽ được nhận chất lượng tốt hơn. Đường truyền mạng qua viễn thông 4G được ưu tiên đi cáp đường bộ, có giá đầu tư cao hơn, thu phí cao hơn, nên tín hiệu cũng đảm bảo hơn.
Nói ở trên để thấy, có hai cách tính tiền cước Internet phổ biến hiện nay là theo băng thông thuê bao và theo dung lượng. Tạm bỏ qua câu chuyện gói dung lượng, tôi tập trung vào câu chuyện chủ yếu hiện nay của thuê bao cáp quang. Với ống cấp nước, ta có thể đo đường kính bằng mm, còn đường cáp quang chỉ là một sợi dây mảnh, nhà mạng sẽ đo nó bằng độ rộng băng thông, được hiểu là tốc độ tối đa có thể truyền tải (tùy theo giá trị gói Internet).
Và mâu thuẫn nằm ở chính chỗ này: người sử dụng đòi quyền lợi vì đứng trên quan điểm "tốc độ" nhận được, trong khi nhà mạng bảo vệ mình khi dựa vào "độ rộng băng thông". Hay nói cách khác là họ chỉ cam kết tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng là đạt đúng con số ghi trong hợp đồng (80, 100, 200 Mbps...), còn tốc độ tối thiểu thì không hề đề cập tới.
Ở đây, tôi không bênh các nhà mạng. Chỉ là muốn mọi người cần hiểu đúng hơn về câu chuyện đang xảy ra. Muốn đòi quyền lợi chính đáng của mình thì ít nhất chúng ta cũng cần hiểu rõ bản chất của vấn đề bằng định lượng cụ thể, thay vì cảm tính theo kiểu "tôi thấy mạng chậm hơn bình thường". Một số vụ kiện thành công ở Mỹ, Hàn Quốc... chính là minh chứng cho điều này.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn câu chuyện này ở góc độ vĩ mô hơn: bản thân các cấp quản lý cần quan tâm nhiều hơn nữa, nâng tầm đường truyền Internet trở thành đầu tư chiến lược quốc gia. Vấn đề này cũng phải được coi giống như việc phát triển các tuyến đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc, hay giống như mở một tuyến bay quốc tế, một tuyến đường hàng hải... tới các thị trường phát triển. Đó sẽ không còn là câu chuyện riêng lẻ của một nhà mạng nào.
Chúng ta không tự sản xuất, xây dựng được đường cáp quang ra thế giới, thì cũng cần mở rộng nhiều kết nối hơn nữa. Hiện nay, Việt Nam chỉ có 5-7 tuyến cáp quang để phục vụ cho hơn 70 triệu thuê bao Internet, tỷ lệ này là quá ít khi so với ngay cả các nước trong khu vực. Do đó, chúng ta cần mục tiêu vĩ mô theo kiểu: đến 2030 kết nối ít nhất 10 tuyến cáp quang, năm 2040 là 20 tuyến cáp...
Đối với người sử dụng mạng cũng cần hiểu thêm rằng: cũng giống như mở mới một tuyến đường cao tốc bằng các hình thức BT, BOT..., sau này họ sẽ thu lại bằng cái gọi là tiền phí qua trạm. Số tiền phí này thực ra không thể hiện trực tiếp chất lượng tuyến đường mà bạn sử dụng. Điều tôi muốn nói ở đây là khi đầu tư thêm các tuyến cáp quang Internet, nhà mạng sẽ cần thu lại bằng cách đánh vào phí thuê bao hàng tháng. Hy vọng lúc đó, khi giá gói cước tháng tăng cao, các bạn sẽ không phàn nàn tiếp.
Cuối cùng, đối với nhà mạng, có thể cũng chỉ là "nạn nhân" bởi đứt cáp đều xảy ra tại khu vực các nước khác. Nhưng trong kinh doanh, đôi khi chất lượng sản phẩm không như ý vẫn có thể được cứu vãn lại bằng thái độ dịch vụ của bên bán hàng. Một tin nhắn xin lỗi gửi trên diện rộng các thuê bao điện thoại là điều hoàn toàn có thể làm được. Chúng tôi có thể thông cảm được sự cố bất khả kháng, nhưng ít ra, khi tất cả mọi người cùng biết được lý do mạng chậm, thì những người làm kinh doanh dựa trên mạng cũng có thể xin lỗi được khách hàng của mình, hạn chế việc hủy đơn hàng mất doanh thu và những phản ứng tiêu cực như thời gian qua.
Xem thêm:
Gói cước Home internet: sử dụng internet cáp quang
Gói cước Home TV: internet cáp quang + truyền hình Mytv
Gói cước Home Combo: internet cáp quang + truyền hình Mytv + di động VinaPhone
Hotline đăng ký internet, truyền hình VNPT tại HCM 0941118883 0943661133 0888756766 Để báo hư - sửa chữa vui lòng gọi tổng đài báo hư 18001166 Tags: internet vnpt, wifi vnpt, cap quang vnpt, lap mang vnpt, lap mang, lap net, lap wifi, vnpt binh chanh, vnpt binh tan, vnpt thu duc, vnpt thanh pho thu duc, vnpt nha be, vnpt can gio, vnpt hoc mon, vnpt cu chi, vnpt go vap, vnpt phu nhuan, vnpt binh thanh, vnpt tan binh, vnpt tan phu, vnpt quan 1, vnpt quan 3, vnpt quan 4, vnpt quan 5, vnpt quan 6, vnpt quan 7, vnpt quan 8, vnpt quan 10, vnpt quan 11, vnpt quan 12, vnpt tphcm, home net, home net+, home mesh, home mesh+, home cam, home combo, truyen hinh vnpt, mytv |